Phân loại bơm định lượng: Bơm màng, bơm piston, bơm điện từ

Trong các ngành công nghiệp như xử lý nước, chế tạo hóa chất, chế biến thực phẩm hay sản xuất dược phẩm, việc đảm bảo tỷ lệ định lượng chính xác và ổn định trong quá trình pha trộn hóa chất là yêu cầu bắt buộc. Bơm định lượng đóng vai trò then chốt trong việc chuyển giao môi chất với lưu lượng cực kỳ chính xác và đồng đều. Tuy nhiên, mỗi loại bơm định lượng có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác nhau, phù hợp với từng điều kiện vận hành và tính chất chất lỏng riêng biệt.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về ba loại bơm định lượng phổ biến nhất hiện nay: bơm điện từ, bơm màng cơ khí và bơm piston. Qua đó giúp bạn lựa chọn thiết bị phù hợp nhất cho ứng dụng thực tế của mình.

  1. Bơm Điện Từ (Electromagnetic / Solenoid Metering Pump)

bom-dinh-luong-seko-akl-600
Bơm định lượng dạng điện từ Seko AKL600

1.1 Nguyên lý hoạt động

Bơm sử dụng nam châm điện để tạo ra chuyển động qua lại cho trục. Trục này sẽ tác động lên màng bơm, đẩy hóa chất ra ngoài. Hai van một chiều giúp hóa chất chỉ đi theo một chiều, không bị chảy ngược lại.

Người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh độ dài mỗi lần bơm (hành trình)tốc độ bơm để kiểm soát chính xác lượng hóa chất cần châm.

1.2 Đặc điểm kỹ thuật

  • Lưu lượng: 0.5 – 100 L/h
  • Áp suất làm việc: 2 – 20 bar
  • Vật liệu chế tạo: PVDF, PVC, PTFE chịu ăn mòn tốt
  • Tín hiệu điều khiển: 4-20mA, RS485, xung điện

1.3 Ứng dụng

  • Xử lý nước sinh hoạt: châm chất khử trùng như clo, Javen
  • Làm mát thiết bị: châm hóa chất chống rỉ và diệt rong rêu
  • Xử lý nước thải: châm keo tụ, trợ keo
  • Ngành giấy, nhựa, thực phẩm: châm phụ gia chính xác theo liều

1.4 Ví dụ sản phẩm tiêu biểu

  • SEKO Tekna AKL/A KS – Italy
  • P+ Milton Roy, X100, X068, LPH pulsafeeder
  • Dòng SD của promilent
  1. Bơm Màng Cơ Khí (Mechanical Diaphragm Metering Pump)

khoang-bom-dinh-luong-dosaki-km
Bơm định lượng Dosaki KM

2.1 Nguyên lý hoạt động

Khác với bơm điện từ, bơm màng cơ khí sử dụng động cơ điện với cơ cấu quay lệch tâm hoặc thanh trực để đẩy màng cao su  hoặc màng PTFE ( Thường là màng PTFE). Khi màng di chuyển lên/xuống, nó tạo ra sự thay đổi thể tích buồng bơm → tạo lực hút/đẩy → châm hóa chất vào dòng nước chính. Mỗi chu kỳ hút và đẩy được thực hiện với độ chính xác cao, đặc biệt khi kết hợp với bộ điều khiển tự động giúp duy trì lưu lượng ổn định

2.2 Đặc điểm kỹ thuật

  • Lưu lượng: 10 – 2.000 L/h
  • Áp suất làm việc: 4 – 12 bar
  • Cấu tạo: trực quay, thanh đẩy, màng bơm chịu ăn mòn
  • Phương thức điều khiển: tay, inverter, tín hiệu 4-20mA

2.3 Ứng dụng

  • Xử lý nước công nghiệp, dược phẩm, thực phẩm, xử lý nước thải, xử lý nước sạch
  • Bơm hóa chất có độ độc vừa phải
  • Yêu cầu hoạt động bền bỉ, lâu dài và chống rò rỉ tốt

2.4 Ví dụ sản phẩm tiêu biểu

  • OBL M Series – Italy
  • DOSAKI KS, KM
  • Doseuro MB/MC
  • SEKO: MS1
  • Milton Roy: GM, GB
  1. Bơm Piston (Plunger Metering Pump)

Bom-dinh-luong-piston-injecta-tp
Bơm định lượng piston Injecta TP

3.1 Nguyên lý hoạt động

Bơm định lượng piston là một loại bơm định lượng thể tích kiểu chuyển động tịnh tiến sử dụng piston (plunger) để hút và đẩy lưu chất qua buồng bơm. Đây là dòng bơm có độ chính xác định lượng cao, áp lực lớn, thường dùng trong các ngành công nghiệp như xử lý nước, hóa chất, dầu khí, và thực phẩm.

️ Nguyên lý hoạt động của bơm định lượng piston

Bơm piston hoạt động dựa trên nguyên lý pittông và van một chiều, cụ thể như sau:

Chu trình hút (Suction Stroke):

  • Khi piston rút về phía sau (ra khỏi buồng bơm), thể tích trong buồng bơm tăng lên, tạo ra chân không tương đối.
  • Áp suất trong buồng bơm giảm xuống thấp hơn áp suất đầu hút → van một chiều đầu hút mở, dung dịch được hút vào buồng bơm.

Chu trình đẩy (Discharge Stroke):

  • Khi piston tiến vào buồng bơm, thể tích giảm → áp suất trong buồng tăng.
  • Van một chiều đầu hút đóng, van đầu xả mở → lưu chất bị đẩy ra ngoài.

Chu kỳ liên tục này giúp bơm cung cấp dòng lưu chất có lưu lượng chính xác, có thể điều chỉnh bằng cách thay đổi hành trình piston hoặc tần số hành trình.

 3.2 Đặc điểm kỹ thuật

  • Lưu lượng: 10 – trên 3.000 L/h
  • Áp suất làm việc: lên tới 400 bar
  • Vật liệu piston: thép AISI316, Ceramic, PTFE chịu mài mòn và ăn mòn hóa học

3.3 Ứng dụng

  • Phun hóa chất nguy hiểm, dung môi độc hại
  • Các hệ thống yêu cầu áp suất cao và độ chính xác tuyệt đối
  • Sử dụng rộng rãi trong ngành dầu khí, điện và sản xuất công nghiệp nặng

3.4 Ví dụ sản phẩm tiêu biểu

  • Injecta TP Series
  • Doseuro Model B

Bảng So Sánh Tổng Quan Các Loại Bơm Định Lượng

Tiêu chí Bơm Điện Từ Bơm Màng Cơ Khí Bơm Piston
Lưu lượng Đến 100 L/h Đến 2.000 L/h Trên 3.000 L/h
Áp suất Tối đa 20 bar 4 – 12 bar 50 – 200 bar
Độ chính xác Tốt Tốt Tốt
Chi phí Thấp Trung bình Cao
Bảo trì Dễ dàng Trung bình Phức tạp
Ứng dụng Nước, polymer, hóa chất trong xử lý nước sạch, nước thải

Thường dùng hệ thông nhỏ cần điều chỉnh lưu lượng chính xác

Xử lý nước thải: châm PAC, Polymer, NaOH,…

Dây chuyền xử lý thực phẩm và dược phẩm.

Tưới tiêu và phân bón trong nông nghiệp (fertigation).

Châm clo, Javen, pH trong bể bơi.

Dầu khí, hóa chất độc, polymer, hóa chất, hệ thông yêu cầu áp lực cao

Kết Luận & Gợi Ý Lựa Chọn Bơm Định Lượng

Mỗi loại bơm định lượng đều có ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với từng ngành nghề, quy mô dự án cũng như tính chất chất lỏng cần xử lý. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn lựa chọn hiệu quả:

  • Bơm điện từ: Lựa chọn tối ưu cho các dự án nhỏ, cần thiết bị gọn nhẹ, chi phí thấp, lưu lượng nhỏ và điều khiển tự động dễ dàng.
  • Bơm màng cơ khí: Phù hợp với các ứng dụng đòi hỏi độ bền cao, hệ thống lớn, chống rò rỉ tốt, xử lý hóa chất thông thường với chi phí hợp lý.
  • Bơm piston: Lựa chọn hàng đầu khi cần bơm các chất lỏng đặc biệt, độc hại, áp suất cao và độ chính xác nghiêm ngặt trong các ngành công nghiệp nặng như dầu khí, điện.

Ngoài ra, khi lựa chọn bơm, bạn cần cân nhắc thêm các yếu tố:

  • Tính chất hóa học và độ nhớt của chất lỏng cần bơm
  • Yêu cầu điều khiển tín hiệu từ hệ thống PLC/SCADA
  • Mức độ an toàn vận hành trong môi trường có nguy cơ cháy nổ hoặc độc hại

Cách xác định máy bơm

  • Xác định lưu lượng hóa chất bạn cần bơm (lít/giờ)
  • Biết được áp suất hệ thống (bar)
  • Tìm giao điểm giữa 2 giá trị trên bảng tra (lưu lượng & áp suất)
  • Chọn model bơm phù hợp nhất với điểm giao đó

Liên Hệ Tư Vấn Miễn Phí Với Em Hiếu – Chuyên Gia Bơm Định Lượng

Bạn còn băn khoăn chưa biết chọn loại bơm nào phù hợp? Cần catalogue kỹ thuật, báo giá nhanh hay hỗ trợ lắp đặt, bảo trì và xử lý sự cố bơm định lượng? Em Hiếu với hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn, cung cấp và triển khai hàng trăm hệ thống bơm định lượng tại Việt Nam luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.

Hotline: 0986 267 452

Email:salevimex@gmail.com

Website: bomhoachat.com

Hãy liên hệ ngay hôm nay để nhận giải pháp tối ưu nhất về chi phí và hiệu quả cho hệ thống của bạn!

 

Chat on Zalo Call us